Thời gian sau Tuyên bố Tuyên bố chung Trung-Anh

Những năm đầu

Sau khi ký kết bản tuyên bố, Nhóm liên lạc chung Trung-Anh được thành lập theo Phụ lục II của tuyên bố.

Việc chuyển giao quyền chủ quyền của Hồng Kông (tùy vào báo chí Trung Quốc hay Anh mà được gọi là "sự trở về" hoặc "sự chuyển giao") diễn ra như kế hoạch vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. Từ khi trở về, chỉ có một số điều bị thay đổi, như cờ Hồng Kông và Tòa nhà Công tước xứ Wales được đổi tên thành Tòa nhà Quân đội Giải phóng Nhân dân. Các hòm thư được sơn lại thành màu xanh, theo thông lệ tại Trung Quốc. Tên đường vẫn được giữ nguyên và Câu lạc bộ Thuyền buồm Hồng Kông Hoàng gia vẫn được giữ tiền tố "Hoàng gia", dù Câu lạc bộ Đua ngựa Hồng Kông và các tổ chức khác đã bị bỏ tiền tố này.[19]

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, biện pháp Hồng Kông đã được thực hiện với sự hợp tác hoàn toàn của chính phủ Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là chính phủ Trung Quốc quy định Hồng Kông phải làm gì và do đó vẫn phù hợp với các quy định của tuyên bố.[20]

Mặc dù có quyền tự quyết, chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đôi khi vẫn yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho lời khuyên. Vào năm 1999 chính quyền Đặc khu yêu cầu Quốc vụ viện Trung Quốc giải thích một điều trong Luật Cơ bản của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Chính phủ Trung Quốc nói rằng một phán quyết của Tòa Chung thẩm Hồng Kông sẽ cho phép 1,6 triệu người đại lục nhập cư vào Hồng Kông. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh và phát quyết của Hồng Kông sau đó đã bị bãi bỏ.[cần giải thích][21]

Những áp lực từ chính quyền đại lục cũng khá rõ, như vào năm 2000, sau khi ứng cử viên ủng hộ độc lập Trần Thủy Biển được bầu làm Tổng thống Đài Loan, một quan chức cấp cao của đại lục tại Hồng Kông đã cảnh báo các nhà báo không được thông báo tin này. Một quan chức cấp cao khác đã khuyên các doanh nhân không làm ăn với những người Đài Loan ủng hộ độc lập.[21]

Với những sự việc như vậy,[21] trong dịp kỷ niệm 10 năm trở về, vào năm 2007, báo The Guardian viết rằng một mặt, "khong có gì thay đổi kể từ khi chuyển giao sang Trung Quốc 10 năm trước", nhưng đó là khi so sánh với tình hình trước khi toàn quyền cuối cùng Chris Patten thực hiện các cải cách dân chủ ba năm trước khi chuyển giao. Cơ hội có được dân chủ đã bị mất khi Hồng Kông chỉ vừa mới có được ba yếu tố quan trọng cho một nền dân chủ kiểu phương Tây (pháp trị, sự chịu trách nhiệm của quan chức và một tầng lớp chính trị bên ngoài hệ thống độc đảng) nhưng thỏa thuận Trung-Anh đã ngăn không cho bất cứ thay đổi nào trong đó được tiếp tục.[22]Bản mẫu:Opinion

Ngô Bang Quốc, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã nói trong một hội thảo tại Bắc Kinh năm 2007 rằng "Hồng Kông có được sự tự trị đáng kể chỉ vì chính quyền trung ương đã quyết định cho phép sự tự trị đó".[23]

Các thay đổi vào thập niên 2010

Vào năm 2014, sau cuộc Cách mạng dù, Ủy ban đối ngoại của Anh đã bị Trung Quốc cấm không cho nhập cảnh vào Hồng Kông trong chuyến thăm đã định trước vào tháng 12 để kiểm tra tiến độ thực hiện Tuyên bố chung Trung-Anh. Trong một cuộc tranh luận khẩn cấp tại nghị viện về vụ cấm này, chủ tịch ủy ban Richard Ottaway tiết lộ rằng các quan chức Trung Quốc xem Tuyên bố chung là "vô hiệu và chỉ có hiệu lực từ ngày ký năm 1984 cho đến khi chuyển giao năm 1997."[24]

Vào năm 2016, Caroline Wilson, Tổng lãnh sự Anh tại Hồng Kông và Ma Cao, nói rằng vụ mất tích của chủ hiệu sách Causeway Bay là một sự vi phạm tuyên bố chung.[25]

Vào tháng 7 năm 2017, khi Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đòi hỏi phải có tiến triển dân chủ tại Hồng Kông,[26][27] phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng hiệp ước trao trả Hồng Kông với Anh chỉ là 'một tài liệu của lịch sử, không còn có ý nghĩa thực tế nữa,' và rằng 'Nó hoàn toàn không có tính ràng buộc đối với sự quản lý của chính quyền trung ương đối với Hồng Kông. Vương quốc Anh không còn có quyền chủ quyền, quyền lãnh đạo và quyền giám sát Hồng Kông sau khi trao trả.'[28][29][30][31][32] Phản hồi lại, Bộ ngoại giao Anh nói rằng: "Nó là một hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý, được đăng ký với Liên Hiệp Quốc và tiếp tục còn hiệu lực. Là một bên ký kết, chính phủ Anh cam kết giám sát việc thực hiện nó một cách cặn kẽ." Johnson cũng nhắc lại cam kết của Anh đối với Hồng Kông đã được ghi rõ trong "hiệp ước" và "vẫn mạnh vào hôm nay" như vào 20 năm trước.[29][32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên bố chung Trung-Anh http://www.fmprc.gov.cn/web/fyrbt_673021/t1474476.... http://www.csmonitor.com/1996/0610/061096.intl.int... http://public.eblib.com/EBLPublic/PublicView.do?pt... http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1654603... http://www.hkbu.edu.hk/~pchksar/JD/jd-full1.htm http://www.cmab.gov.hk/en/issues/jd2.htm http://www.cmab.gov.hk/en/issues/joint2.htm#3 http://news.rthk.hk/rthk/ch/component/k2/1339261-2... http://www.hkjournal.org/PDF/2007_fall/5.pdf http://www.hkjournal.org/archive/ching.html